Pkmed

Tìm hiểu các loại kim dùng trong buồng tiêm truyền dưới da

cac-loai-kim-dung-trong-buong-tiem-truyen-duoi-da-1

Các loại kim dùng trong buồng tiêm truyền dưới da đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì dòng chảy ổn định của dịch truyền và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Với sự đa dạng về kích thước, chất liệu và thiết kế, việc nắm rõ đặc điểm từng loại kim giúp y bác sĩ lựa chọn phù hợp trong điều trị. Cùng PKMED tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau!

Đặt buồng tiêm truyền dưới da là gì?

Đặt buồng tiêm truyền dưới da (còn gọi là cổng tiêm truyền dưới da hoặc Chemoport) là một thủ thuật y khoa, trong đó một ống thông (catheter) được đưa vào một tĩnh mạch trung tâm (thường là tĩnh mạch dưới đòn hoặc tĩnh mạch cảnh trong). Đầu kia của ống thông được kết nối với một buồng tiêm truyền (port) được đặt dưới da, thường ở vùng ngực.

Mục đích của phẫu thuật đặt buồng tiêm truyền dưới da là để bác sĩ có thể tiêm truyền vào tĩnh mạch trung tâm (tĩnh mạch cảnh ngoài, tĩnh mạch cánh tay, tĩnh mạch dưới đòn,,…) mà không cần phải đâm kim nhiều lần vào tĩnh mạch ngoại biên. Ngoài ra, việc đặt buồng kim tiêm dưới da còn giúp cho người bệnh giảm bớt cảm giác đau đớn, đặc biệt là những người cần truyền dịch hoặc thuốc trong thời gian dài.

cac-loai-kim-dung-trong-buong-tiem-truyen-duoi-da-1
Đặt buồng tiêm truyền dưới da là gì?

Các trường hợp sử dụng buồng tiêm truyền dưới da:

  • Sử dụng để truyền hóa chất vào cơ thể bệnh nhân ung thư, giúp giảm tác động lên tĩnh mạch và hạn chế đau đớn do tiêm tĩnh mạch nhiều lần.
  • Dùng cho bệnh nhân cần truyền dịch hoặc thuốc lâu dài như kháng sinh, thuốc điều trị loãng xương, thuốc chống đông máu,…
  • Truyền globulin miễn dịch cho bệnh nhân bị rối loạn miễn dịch hoặc thiếu hụt kháng thể.
  • Sử dụng để truyền thuốc giảm đau liên tục cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hoặc mắc bệnh mạn tính cần kiểm soát đau hiệu quả.
  • Hỗ trợ truyền dinh dưỡng ở những bệnh nhân không thể ăn uống qua đường miệng hoặc tiêu hóa kém.
  • Sử dụng trong điều trị các bệnh như hemophilia (rối loạn đông máu), bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp,… nhằm cung cấp thuốc điều trị lâu dài một cách tiện lợi.

>>> Xem thêm: Cách đặt kim tiêm lấy máu đúng cách giúp giảm đau và sai sót

Cấu tạo chung của một buồng tiêm truyền dưới da

Cấu tạo của một buồng tiêm truyền dưới da thường bao gồm các phần chính sau:

Buồng tiêm (Port)

Buồng tiêm được đặt dưới da, thường ở vùng ngực hoặc cánh tay, đây là điểm tiếp xúc để cắm kim tiêm khi cần truyền dịch hoặc lấy máu xét nghiệm.

Vách ngăn

Vách ngăn nằm bên trên buồng tiêm có chức năng làm nơi cắm và cố định kim tiêm. Độ bền của buồng tiêm sẽ phụ thuộc nhiều vào tuổi thọ của vách ngăn, tùy thuộc vào chất lượng của buồng tiêm mà số lần kim đâm qua buồng tiêm sẽ dao động từ 1.000 – 3.000 lần.

Ống thông

Ống thông (Catheter) được làm bằng polymer hoặc polyurethane và có thể cắt ngắn. Ống thông có một đầu được kết nối với buồng tiêm và đầu còn lại đặt bên trong tĩnh mạch lớn (cổ hoặc tĩnh mạch ở tim).

cac-loai-kim-dung-trong-buong-tiem-truyen-duoi-da-2
Cấu tạo buồng tiêm truyền dưới da

>>> Xem ngay: Cách xem ml trên kim tiêm chính xác giúp kiểm soát liều lượng tiêm

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đặt buồng tiêm truyền dưới da

Ưu điểm

  • Giảm đau: Hạn chế chọc kim nhiều lần, giúp bệnh nhân, đặc biệt là người truyền dịch thường xuyên hoặc có tĩnh mạch khó tìm, bớt đau đớn.
  • Giảm tổn thương mô: Thuốc thẩm thấu trực tiếp vào tĩnh mạch, hạn chế rò rỉ ra mô xung quanh, giảm nguy cơ xơ mạch, kích ứng hoặc hoại tử, đặc biệt ở bệnh nhân ung thư.
  • Duy trì sinh hoạt bình thường: Người bệnh có thể hoạt động thoải mái mà không bị đau nhức, nhưng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thời gian sử dụng dài: Có thể sử dụng trong thời gian dài (vài tháng đến vài năm) nếu được chăm sóc đúng cách.
cac-loai-kim-dung-trong-buong-tiem-truyen-duoi-da-3
Đặt buồng tiêm truyền dưới da ít gây biến chứng hơn

Nhược điểm

  • Hình thành huyết khối (cục máu đông) gây tắc nghẽn ống thông, ngăn cản quá trình truyền dịch hoặc lấy máu. 
  • Người bệnh cần hạn chế vận động mạnh hoặc cường độ cao để hạn chế nguy cơ di chuyển buồng tiêm.
  • Mặc dù phẫu thuật đặt buồng tiêm không yêu cầu vết mổ quá lớn nhưng vẫn có nguy cơ để lại sẹo. Tuy nhiên, vết sẹo này sẽ được may thẩm mỹ nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ của người bệnh.
  • Tại vị trí đặt buồng tiêm có thể gặp phải rủi ro nhiễm trùng nếu vết mổ không được vệ sinh và chăm sóc cẩn thận. 
cac-loai-kim-dung-trong-buong-tiem-truyen-duoi-da-4
Vị trí đặt buồn tiêm cần được vệ sinh sạch sẽ

>>> Tìm đọc: Cách sử dụng hộp đựng kim tiêm y tế đúng chuẩn để đảm bảo an toàn

Các loại kim dùng trong buồng tiêm truyền dưới da

Kim tiêm Huber là loại kim chuyên dụng được thiết kế đặc biệt để sử dụng với buồng tiêm truyền dưới da (Subcutaneous Port). Đặc điểm nổi bật của kim Huber là đầu kim cong, giúp xuyên qua màng silicon của buồng tiêm mà không làm hỏng hoặc rò rỉ thuốc ra ngoài. Dưới đây là hai loại kim Huber phổ biến:

Kim tiêm Huber có cánh

Đặc điểm:

  • Có hai cánh ở hai bên thân kim, giúp cố định kim chắc chắn trên da.
  • Thiết kế hỗ trợ thao tác cầm nắm dễ dàng, giảm nguy cơ di lệch trong quá trình truyền dịch.
  • Thường đi kèm với ống nối dài, thuận tiện cho việc điều chỉnh tốc độ truyền.

Ưu điểm:

  • Giúp kim ổn định hơn, tránh bị xê dịch khi bệnh nhân vận động nhẹ.
  • Giảm đau do kim không bị rung lắc trong quá trình sử dụng.
  • Tăng độ an toàn khi truyền dịch hoặc hóa trị kéo dài.
cac-loai-kim-dung-trong-buong-tiem-truyen-duoi-da-5
Kim tiêm Huber có cánh

Nhược điểm:

  • Có thể gây khó chịu khi sử dụng lâu dài do cánh có thể cọ xát với da.
  • Cồng kềnh hơn so với loại không có cánh.

>>> Tìm hiểu thêm: Tiêm meso xong kiêng gì? Những điều cần tránh để đạt hiệu quả tối ưu

Kim tiêm Huber không có cánh 

Đặc điểm:

  • Không có cánh cố định, thiết kế đơn giản và nhỏ gọn.
  • Thường được sử dụng trong các trường hợp tiêm truyền nhanh hoặc khi không cần cố định kim lâu dài.
  • Cần sử dụng băng keo y tế để giữ kim tại chỗ nếu truyền dịch kéo dài.

Ưu điểm:

  • Nhỏ gọn, ít gây khó chịu cho bệnh nhân.
  • Thích hợp cho các tình huống cần tiêm truyền nhanh, không cố định lâu.
cac-loai-kim-dung-trong-buong-tiem-truyen-duoi-da-6
Kim tiêm Huber không có cánh

Nhược điểm:

  • Dễ bị di lệch nếu không được cố định đúng cách.
  • Khi sử dụng kéo dài, bệnh nhân có thể cảm thấy không thoải mái do thiếu cánh cố định.

Quy trình sử dụng kim với buồng tiêm truyền dưới da

  • Bước 1: Kết nối kim tiêm đặc biệt (kim Huber) với buồng tiêm.
  • Bước 2: Vô trùng tất cả các dụng cụ bao gồm kim tiêm, buồng tiêm, ống truyền,…
  • Bước 3: Xác định chính xác vị trí đặt buồng tiêm.
  • Bước 4: Tiến hành đặt kim vào vị trí đã xác định.
  • Bước 5: Sau khi cắm kim, sử dụng băng dính hoặc các vật liệu khác để cố định kim chắc chắn tại vị trí. Điều này giúp tránh tình trạng kim bị tuột ra.
  • Bước 6: Sau khi đã cố định kim, nhẹ nhàng rút lõi kim ra. Lúc này, dịch truyền sẽ bắt đầu chảy vào buồng tiêm. 
cac-loai-kim-dung-trong-buong-tiem-truyen-duoi-da-9
Các bước sử dụng kim với buồng tiêm truyền dưới da

Lưu ý an toàn khi sử dụng kim với buồng tiêm truyền dưới da

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng buồng tiêm truyền dưới da, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo vùng da xung quanh buồng tiêm luôn khô thoáng và vệ sinh.
  • Tránh để khu vực này tiếp xúc với nước bẩn hoặc tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Sau mỗi lần sử dụng, buồng tiêm cần được bơm rửa bằng nước muối sinh lý để loại bỏ cặn thuốc còn sót lại.
  • Khi kết thúc quá trình truyền dịch hoặc lấy máu xét nghiệm, cần thực hiện bơm rửa để tránh tắc nghẽn hệ thống.
  • Để ngăn ngừa hình thành cục máu đông, cần sử dụng dung dịch có chứa chất chống đông phù hợp.
  • Điều này giúp duy trì sự thông suốt của ống thông và giảm nguy cơ tắc nghẽn.
  • Không sử dụng kim tiêm đã qua sử dụng.
  • Không tự ý tiêm truyền hoặc lấy máu qua buồng tiêm truyền nếu không có chuyên môn.
  • Bảo quản buồng tiêm truyền đúng cách theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Tái khám định kỳ để kiểm tra và đánh giá chức năng của buồng tiêm truyền.
cac-loai-kim-dung-trong-buong-tiem-truyen-duoi-da-7
Những lưu ý cần tuân thủ khi sử dụng buồng tiêm truyền dưới da

Việc tuân thủ các nguyên tắc trên giúp đảm bảo buồng tiêm hoạt động hiệu quả, giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng cho người bệnh.

Một số câu hỏi thường gặp

Kim Huber có gì đặc biệt so với kim tiêm thường?

Kim Huber có nhiều điểm khác biệt so với kim tiêm thông thường:

  • Về thiết kế: Kim tiêm Huber có một số loại có cánh để cố định kim tại vị trí đặt, giúp giảm cảm giác đau nhức cho bệnh nhân. Đầu kim Huber thường được thiết kế đặc biệt để xuyên qua màng silicon của buồng tiêm truyền dưới da một cách dễ dàng và an toàn.
  • Về chất liệu: Kim Huber thường được làm từ thép không gỉ y tế, đảm bảo tính vô trùng và độ bền.
  • Mục đích sử dụng: Kim Huber được thiết kế riêng để sử dụng với buồng tiêm truyền dưới da, giúp truyền dịch, truyền thuốc cho bệnh nhân một cách liên tục.
cac-loai-kim-dung-trong-buong-tiem-truyen-duoi-da-11
Kim Huber và kim tiêm thông thường có nhiều điểm khác nhau

Làm thế nào để tránh nhiễm trùng khi dùng kim tiêm?

  • Trước khi sử dụng: Đảm bảo tất cả các dụng cụ, bao gồm kim tiêm, buồng tiêm, ống truyền, và các vật dụng khác đều được vô trùng. Nhân viên y tế cần rửa tay, sát khuẩn và đe găng tay để bảo vệ bản thân và bệnh nhân khỏi nhiễm trùng.
  • Trong khi sử dụng: Quá trình đặt buồng tiêm truyền dưới da đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật và thao tác chính xác để tránh gây tổn thương cho bệnh nhân. Việc xác định vị trí đặt kim, góc kim, tốc độ truyền là rất quan trọng.
  • Sau khi đặt buồng tiêm dưới da: Chăm sóc cẩn thận để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, thay băng mỗi ngày cho đến khi cắt chỉ. Bơm rửa buồng tiêm bằng nước muối NACL O,9% sau mỗi lần truyền dịch, hóa chất hay truyền máu.
cac-loai-kim-dung-trong-buong-tiem-truyen-duoi-da-10
Luôn đảm bảo yếu tố vô trùng trong suốt quá trình thực hiện đặt buồng tiêm truyền dưới da

Kim Huber có những kích thước nào?

Kim Huber có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với từng loại buồng tiêm truyền và nhu cầu của người bệnh. Một số kích cỡ phổ biến để bạn lựa chọn như: 19G, 20G và 22G; 15-35mm.

Thông qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các loại kim dùng trong buồng tiêm truyền dưới da. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, kích thước buồng tiêm và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà sẽ lựa chọn loại kim phù hợp. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm địa chỉ uy tín để tìm mua kim tiêm y tế chính hãy liên hệ ngay PKMED tại hotline để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.

 

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *