Pkmed

Cách cầm bơm kim tiêm đúng chuẩn Y khoa đảm bảo an toàn 

cach-cam-bom-kim-tiem-3

Cách cầm bơm kim tiêm không đúng cách có thể gây đau, sai sót hoặc thậm chí nguy cơ lây nhiễm. Làm thế nào để thao tác chuẩn xác và an toàn theo đúng tiêu chuẩn Y khoa? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật cầm bơm kim tiêm đúng, giúp đảm bảo hiệu quả và giảm rủi ro trong quá trình tiêm.

Cấu tạo cơ bản của bơm kim tiêm

Bơm kim tiêm là thiết bị y tế được thiết kế để tiêm thuốc vào cơ thể hoặc hút dịch ra ngoài. Cấu tạo cơ bản của bơm kim tiêm gồm 3 phần chính:

  • Ống tiêm (Barrel): Là bộ phận hình trụ rỗng, có thang đo để xác định liều lượng thuốc cần tiêm. Ống tiêm thường được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh.
  • Piston (Plunger): Là bộ phận di động nằm bên trong ống tiêm được dùng để đẩy thuốc vào kim hoặc hút dịch ra ngoài.
  • Kim tiêm (Needle): Là phần đầu nhọn thường làm bằng thép không gỉ dùng để đâm xuyên qua da hoặc mô. Kim tiêm có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng.
cach-cam-bom-kim-tiem-1
Bơm kim tiêm là thiết bị y tế tiêm thuốc vào cơ thể hoặc hút dịch ra ngoài

Hiểu rõ cấu tạo kim tiêm giúp bạn sử dụng đúng cách, giảm nguy cơ hỏng thiết bị hoặc sai sót trong quá trình thao tác.

Vì sao cần cầm bơm kim tiêm đúng cách?

Việc cầm bơm kim tiêm đúng cách là yêu cầu bắt buộc trong y khoa bởi những lý do sau:

  • Đảm bảo an toàn: Cầm sai cách có thể làm tổn thương người tiêm hoặc bệnh nhân, thậm chí gây lây nhiễm chéo nếu không tuân thủ đúng quy trình.
  • Tiêm chính xác liều lượng: Việc cầm đúng tư thế giúp kiểm soát tốt lực và tốc độ đảm bảo lượng thuốc được tiêm đúng theo chỉ định.
  • Tăng hiệu quả tiêm: Khi bơm kim tiêm được cầm đúng cách, thuốc được tiêm vào đúng lớp mô mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.
  • Giảm rủi ro tổn thương: Cầm bơm kim tiêm sai cách có thể dẫn đến gãy kim, chệch vị trí tiêm hoặc gây đau đớn không cần thiết cho bệnh nhân.
cach-cam-bom-kim-tiem-2
Việc cầm bơm kim tiêm đúng cách là yêu cầu bắt buộc

>>> Đọc thêm: Cấu tạo kim tiêm và những ảnh hưởng của nó đến cảm giác khi tiêm

Hướng dẫn cách cầm bơm kim tiêm đúng cách

Cách cầm bơm kim tiêm được thực hiện đúng quy trình từng bước đảm bảo được yếu tố chính xác cao.

Chuẩn bị trước khi cầm

  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
  • Đảm bảo bơm kim tiêm còn hạn sử dụng, không bị hỏng hóc, và kim tiêm không bị cong vênh.
  • Lấy đúng liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Kiểm tra kỹ tên thuốc, nồng độ, và hạn sử dụng.

Cách cầm bơm kim tiêm chuẩn và nạp thuốc

Cầm bơm tiêm bằng tay thuận: Đặt ngón trỏ và ngón giữa lên thân bơm tiêm, gần đốc kim. Sau đó, đặt ngón cái lên pít tông của bơm tiêm

Hướng dẫn cách nạp thuốc vào bơm tiêm

Bước 1: Hút khí vào bơm tiêm

Giữ bơm kim tiêm với kim hướng lên trên. Khi nắp kim vẫn còn, kéo pít tông về vạch chia trên bơm tiêm tương ứng với liều lượng thuốc cần. Ví dụ, nếu bạn cần 1cc thuốc, hãy kéo pít tông đến vạch 1cc (hoặc 1mL, vì 1cc = 1mL). Thao tác này sẽ nạp không khí vào bơm tiêm.

Bước 2: Đẩy khí vào lọ thuốc

Tháo nắp kim và cắm kim vào nắp cao su của lọ thuốc. Không chạm hoặc làm cong kim. Đẩy pít tông để bơm không khí vào lọ thuốc. Việc này giúp cân bằng áp suất và giúp thuốc dễ dàng chảy vào bơm tiêm.

Bước 3: Hút thuốc vào bơm tiêm

Lật ngược lọ thuốc và giữ sao cho thuốc bao phủ đầu kim hoàn toàn. Kéo pít tông về vạch chia tương ứng với liều lượng thuốc cần.

Bước 4: Kiểm tra và loại bỏ bọt khí (nếu có)

Sau khi hút thuốc, kiểm tra xem có bọt khí trong bơm tiêm không. Nếu có, gõ nhẹ vào thân bơm tiêm để bọt khí nổi lên trên. Sau đó, nhẹ nhàng đẩy pít tông để loại bỏ bọt khí ra ngoài. Nếu đẩy quá nhiều thuốc ra ngoài, cần hút thêm thuốc vào để đảm bảo đúng liều lượng. Cuối cùng, rút kim ra khỏi lọ thuốc. Thuốc đã sẵn sàng để tiêm.

cach-cam-bom-kim-tiem-3
Việc cầm bơm kim tiêm cần thực hiện đúng cách

>>> Tìm hiểu thêm: Cách khử trùng kim tiêm đúng cách để phòng ngừa nhiễm khuẩn

Kiểm tra và điều chỉnh liều lượng

Sau khi lấy thuốc vào bơm kim tiêm, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Giữ ống tiêm thẳng đứng, đầu kim hướng lên trên. Nhẹ nhàng gõ vào ống tiêm để các bọt khí dồn lên miệng, sau đó đẩy nhẹ pít tông để loại bỏ bọt khí.
  • Nhìn vào vạch chia trên thân bơm tiêm để đảm bảo liều lượng thuốc đã được lấy đúng.
cach-cam-bom-kim-tiem-4
Xem xét kỹ liều lượng đã được chia trên kim tiêm

Vứt bỏ bơm kim tiêm đã sử dụng đúng yêu cầu

Bơm kim tiêm sau khi sử dụng cần được xử lý đúng cách để tránh nguy cơ lây nhiễm như không tái sử dụng, luôn vứt bỏ bơm kim tiêm ngay sau khi sử dụng, kể cả khi sử dụng cho cùng một bệnh nhân. Sử dụng thùng chứa chuyên dụng đặt bơm kim tiêm vào hộp đựng chất thải y tế sắc nhọn để xử lý theo quy định.

cach-cam-bom-kim-tiem-5
Cần vứt bỏ bơm kim tiêm vào hộp đựng chuyên dụng để tránh gây nguy hiểm cho người khác

>>> Xem ngay: Những tác hại của tiêm meso và cách phòng tránh để không bị tổn hại đến da

Lưu ý an toàn khi cầm bơm kim tiêm

Cách cầm bơm kim tiêm đúng cách cũng cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với đầu kim tiêm để đảm bảo vô trùng.
  • Thao tác tiêm cần được thực hiện chậm rãi và kiểm soát lực để tránh gây đau hoặc tổn thương mô.
  • Không dùng lực quá mạnh hoặc cầm kim tiêm sai góc, vì điều này có thể gây gãy kim trong quá trình tiêm.
  • Luôn sử dụng găng tay y tế để bảo vệ cả người thực hiện và bệnh nhân khỏi nguy cơ lây nhiễm.
  • Thay kim tiêm sau mỗi lần sử dụng và không tái sử dụng kim tiêm. Kim tiêm đã qua sử dụng có thể bị cùn, tăng nguy cơ đau và nhiễm trùng.
  • Chỉ tiêm thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý tiêm thuốc. Việc tiêm thuốc không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
cach-cam-bom-kim-tiem-6
Lưu ý an toàn khi cầm bơm kim tiêm cũng là điều quan trọng

Các lỗi thường gặp khi cầm bơm kim tiêm

Cách cầm bơm kim tiêm cũng cần chú ý đến các lỗi thường gặp để không mắc phải.

  • Cầm sai tư thế: Cầm không chắc chắn hoặc cầm quá lỏng có thể làm giảm độ chính xác khi tiêm dẫn đến chệch vị trí tiêm.
  • Không loại bỏ bọt khí: Nếu bọt khí không được loại bỏ, chúng có thể gây đau hoặc tổn thương mạch máu khi tiêm.
  • Sử dụng sai kim tiêm: Sử dụng kim tiêm không phù hợp với loại thuốc hoặc vị trí tiêm có thể làm giảm hiệu quả điều trị và gây khó khăn khi thao tác.
  • Không kiểm tra bơm kim tiêm trước khi sử dụng: Thiết bị bị hỏng hoặc không vô trùng có thể gây nhiễm trùng hoặc tai biến.
  • Xử lý bơm kim tiêm sai cách sau khi sử dụng: Việc vứt bỏ không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho môi trường và cộng đồng. 
cach-cam-bom-kim-tiem-7
Kim tiêm sau khi đã được sử dụng cần loại bỏ đúng cách

Biết cách cầm bơm kim tiêm giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong tiêm chủng. Hãy tuân thủ nguyên tắc vô trùng và xử lý kim tiêm đúng quy định để giảm nguy cơ lây nhiễm. Nếu bạn đang tìm mua đơn vị cung caaos đầu kim tiêm dùng trong y tế thẩm mỹ hãy liên hệ với PKMED qua hotline để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất

>>> Xem thêm: Tại sao cần tuân thủ quy trình hủy kim tiêm đã dùng nghiêm ngặt?

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *