Pkmed

Tìm hiểu cách đặt kim tiêm lấy máu an toàn và đúng kỹ thuật

Lưu ý kỹ thuật khi đặt kim lấy máu

Lấy máu qua kim tiêm để chuẩn đoán bệnh hiện nay đang là một thủ thuật y tế phổ biến, nhưng nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, có thể dẫn đến biến chứng như đau đớn, bầm tím hoặc nhiễm trùng. Hãy cùng PKMED tìm hiểu quy trình đặt kim tiêm lấy máu đúng kỹ thuật, giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh và thu được kết quả xét nghiệm chính xác nhé!

Tại sao cần biết cách đặt kim tiêm lấy máu đúng kỹ thuật?

Đặt kim tiêm lấy máu đúng kỹ thuật rất quan trọng vì những lý do sau:

  • Tránh đau đớn và khó chịu: Nếu kim tiêm được chọc đúng cách, bệnh nhân sẽ ít cảm thấy đau hơn.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Đặt kim tiêm sai kỹ thuật có thể làm tổn thương mô và gây nhiễm trùng. 
  • Đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác: Một mẫu máu bị lấy sai cách có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác.
  • Giảm thiểu tai biến: Chảy máu kéo dài, tụ máu hay tổn thương dây thần kinh có thể xảy ra nếu không thực hiện đúng quy trình.
Lưu ý kỹ thuật khi đặt kim lấy máu
Lưu ý kỹ thuật khi đặt kim lấy máu

Nếu kỹ thuật lấy máu không đúng và xảy ra những vấn đề trên, có thể khiến cho bệnh tình của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng. Hơn thế, dẫn đến các rủi ro sức khỏe cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm và kết quả chẩn đoán.

Trường hợp nào cần đặt kim tiêm lấy máu?

Có nhiều trường hợp cần lấy máu để kiểm tra sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm tổng quát: Kiểm tra sức khỏe chung như số lượng tế bào máu, các chỉ số sinh hóa.
  • Kiểm tra các bệnh lý: Đo lường các chỉ số bệnh lý như đường huyết, cholesterol, chức năng gan, thận.
  • Chẩn đoán bệnh liên quan đến máu: Như thiếu máu, bệnh bạch cầu hay các rối loạn máu.
  • Xét nghiệm truyền nhiễm: Như HIV, viêm gan B, C.
Mẫu máu xét nghiệm máu
Mẫu máu xét nghiệm máu

Cho dù trong tình huống nào thì quy trình lấy máu cũng hết sức quan trọng để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác cho bệnh nhân.

>>> Đọc thêm: Cách cầm bơm kim tiêm đúng cách để đảm bảo an toàn khi tiêm

Các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi đặt kim lấy máu

Để quy trình lấy máu diễn ra suôn sẻ, các dụng cụ cần chuẩn bị đầy đủ và đúng cách:

  • Kim tiêm: Thường dùng kim 21-23G cho các xét nghiệm thông thường.
  • Ống nghiệm hoặc bộ chứa mẫu máu: Đảm bảo là ống vô trùng.
  • Găng tay y tế: Để bảo vệ người thực hiện và bệnh nhân.
  • Cồn sát trùng và bông gòn: Làm sạch vị trí lấy máu.
  • Băng dính hoặc gạc vô trùng: Dùng để băng vết chọc kim sau khi lấy máu.
Cần chuẩn bị trước khi đặt kim lấy máu
Cần chuẩn bị trước khi đặt kim lấy máu

Tất cả các dụng cụ cần được vô trùng để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Sự chuẩn bị chu đáo trong từng khâu, sẽ giúp giảm thiểu sai sót và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình lấy máu.

>>> Xem ngay: Học cách xem ml trên kim tiêm để thực hiện các thao tác tiêm an toàn

Tìm hiểu quy trình cách đặt kim tiêm lấy máu chi tiết

Việc thực hiện lấy máu đúng cách không chỉ là kỹ thuật đơn giản mà còn yêu cầu sự cẩn trọng và khéo léo. Dưới đây là quy trình chi tiết khi đặt kim tiêm lấy máu:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thực hiện

  • Người thực hiện lấy máu phải đảm bảo tay sạch sẽ, đeo găng tay y tế và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết.
  • Kiểm tra ống nghiệm hoặc bộ chứa mẫu để chắc chắn rằng nó đã được vô trùng.
Luôn chú ý vệ sinh, khử trùng trong mọi thao tác
Luôn chú ý vệ sinh, khử trùng trong mọi thao tác

Bước 2: Chọn vị trí lấy máu

  • Vị trí phổ biến nhất để lấy máu là vùng tĩnh mạch khuỷu tay (tĩnh mạch giữa cánh tay và khuỷu tay). Tuy nhiên, nếu không tìm thấy tĩnh mạch ở khu vực này, có thể linh động chọn các vị trí khác như mu bàn tay.
  • Dùng ngón tay ấn nhẹ vào vùng da để xác định vị trí tĩnh mạch rõ ràng.

Bước 3: Khử trùng vị trí lấy máu

  • Dùng bông gòn thấm cồn sát trùng để lau sạch vùng da chuẩn bị lấy máu. Đây là bước quan trọng, cần thực hiện để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Sát trùng sạch vùng da cần lấy máu
Sát trùng sạch vùng da cần lấy máu

Bước 4: Đặt kim tiêm

  • Đặt kim tiêm vuông góc với da và tĩnh mạch, đảm bảo kim được đưa vào tĩnh mạch một cách nhẹ nhàng, không gây tổn thương mô xung quanh.
  • Sau khi kim tiêm vào tĩnh mạch, rút cần tiêm ra để máu bắt đầu chảy vào ống tiêm hoặc ống nghiệm.

Bước 5: Thu thập mẫu máu

  • Lấy mẫu máu đủ lượng cần thiết, sau đó rút kim tiêm ra một cách nhẹ nhàng.
Thu thập mẫu máu
Thu thập mẫu máu

Bước 6: Chăm sóc sau khi lấy máu

  • Để ngừng chảy máu, đặt và ấn nhẹ bông gòn vào vị trí lấy máu, sau đó băng lại bằng băng gạc hoặc băng dính.
  • Quan sát bệnh nhân trong vài phút sau lấy máu, để đảm bảo không có biến chứng như chảy máu kéo dài hay choáng váng.
Chăm sóc bệnh nhân sau khi lấy máu
Chăm sóc bệnh nhân sau khi lấy máu

>>> Đọc thêm: Kích thước đầu kim tiêm tác động đến cảm giác và hiệu quả của bệnh nhân như thế nào?

Các lưu ý an toàn khi đặt kim tiêm lấy máu

Để tránh những rủi ro không đáng có và quá trình lấy máu diễn ra an toàn, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Lựa chọn kim tiêm phù hợp: Chọn kim có kích thước hợp lý phù hợp với nhu cầu lấy máu và cũng để tránh làm đau bệnh nhân.
  • Chọn vị trí tĩnh mạch dễ thấy: Tránh vị trí tĩnh mạch bị viêm, sưng hay khó chọc kim.
  • Đảm bảo vệ sinh: Người thực hiện cần đảm bảo vệ sinh dụng cụ và tay sạch sẽ trước khi thực hiện.
  • Giải thích quy trình cho bệnh nhân: Tâm lý sợ đau và lo lắng của bệnh nhân cũng là một phần ảnh hưởng đến kết quả lấy máy, vì vậy việc giải thích quy trình giúp bệnh nhân yên tâm, giảm lo lắng trước khi thực hiện thủ thuật.
  • Theo dõi bệnh nhân: Sau khi lấy máu, cần theo dõi bệnh nhân để đảm bảo không có biến chứng như choáng váng, máu không ngừng chảy hay tụ máu.
Quy trình xét nghiệm máu
Quy trình xét nghiệm máu

Việc thực hiện đúng quy trình khi đặt kim tiêm lấy máu không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân mà còn đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Hãy luôn đảm bảo việc thực hiện thủ thuật này đúng kỹ thuật và quy trình để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả trong chẩn đoán. Và để tìm hiểu thêm về các quy trình y tế chuẩn và chính xác, đừng quên tham khảo thêm tại PKMED nhé!

>>> Xem thêm: Tại sao cần chọn đúng kích thước mũi kim tiêm? Những lưu ý quan trọng

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *