Pkmed

Tiêm meso có hại không? Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện

Phương pháp tiêm Mesotherapy

Tiêm meso là phương pháp làm đẹp hiện đại, giúp làn da của bạn trở nên căng bóng, thon gọn, trắng sáng, … Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời thì không ít người vẫn hoài nghi liệu tiêm meso có hại không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc thì hãy theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi để có câu trả lời nhé.

Tiêm Mesotherapy là gì?

Tiêm Mesotherapy hay tiêm meso, phương pháp thẩm mỹ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1952. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm để đưa trực tiếp những dưỡng chất hoặc thuốc vào sâu bên trong lớp da. 

 
Phương pháp tiêm Mesotherapy
Phương pháp tiêm Mesotherapy

Phương pháp làm đẹp này mang lại hiệu quả cao hơn so với việc bôi ngoài da thông thường, nhờ khả năng đưa dưỡng chất trực tiếp vào sâu bên trong da, tác động vào tận gốc các vấn đề.

Quy trình tiêm meso khá đơn giản, ít xâm lấn, ít gây đau, thời gian hồi phục nhanh và được ứng dụng rộng rãi trong điều trị và cải thiện nhiều vấn đề về da.

Thành phần được sử dụng bên trong tiêm meso

Thành phần được sử dụng khi tiêm meso đóng vai trò then chốt, giúp cải thiện các vấn đề da như khô ráp, lão hóa hay không đều màu. Các dưỡng chất phổ biến trong tiêm meso là:

  • Axit Hyaluronic (HA): Dưỡng ẩm sâu, làm căng mịn da.
  • Retinol: Thúc đẩy tái tạo tế bào, cải thiện cấu trúc da.
  • Hỗn hợp Amino Acid: Hỗ trợ tái tạo và nuôi dưỡng làn da.
  • Enzyme (Collagenase, Hyaluronidase): Phân hủy collagen cũ và tái tạo collagen mới.
  • Kích thích tố (Calcitonin, Thyroxin): Điều hòa và cải thiện chức năng da.
  • Khoáng chất: Cung cấp dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe da.
Thành phần được sử dụng khi tiêm meso
Thành phần được sử dụng khi tiêm meso

>>> Đọc thêm: Tiêm Meso là gì? Tìm hiểu phương pháp làm đẹp hiện đại này

Tiêm meso có hại không?

Tiêm meso có hại không? Tiêm meso là một phương pháp làm đẹp giúp cải thiện sức khỏe làn da hiệu quả. Tuy nhiên, như mọi phương pháp thẩm mỹ khác, tiêm meso  cũng đi kèm với những rủi ro nếu bạn không được thăm khám và thực hiện đúng quy trình.

Hiện tượng kích ứng

Một trong những tác dụng phụ mà nhiều người gặp phải sau khi tiêm meso đó là kích ứng da. Thông thường, những dưỡng chất được tiêm vào cơ thể chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên nên rất ít gây ra các phản ứng dị ứng.

Mặc dù vậy, một số trường hợp khách hàng có cơ địa nhạy cảm vẫn có thể xảy ra những phản ứng phụ như:

  • Đỏ, sưng, ngứa: Đây là biểu hiện phổ biến nhất, thường xuyên xuất hiện ngay sau khi tiêm và tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.
  • Nổi mẩn: Một số người còn bị nổi mẩn đỏ hoặc mẩn ngứa ở vùng da tiêm.
  • Cảm giác châm chích, rát: Cảm giác này thường nhẹ và thoáng qua. Tuy nhiên, đối với những người có làn da nhạy cảm có thể kéo dài hơn.
Tiêm meso có hại không? Hiện tượng kích ứng da sau khi tiêm meso
Tiêm meso có hại không? Hiện tượng kích ứng da sau khi tiêm meso

Sưng tấy, bầm da

Sưng tấy và bầm da cũng là các phản ứng khá phổ biến mà bạn có thể gặp phải sau khi tiêm meso. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng bạn cũng nên hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý kịp thời.

Sưng tấy và bầm da sau khi tiêm meso
Sưng tấy và bầm da sau khi tiêm meso

Nguyên nhân gây sưng tấy và bầm da sau khi tiêm Meso:

  • Kim tiêm chạm mạch máu: Trong quá trình tiêm, kim tiêm có thể vô tình chạm vào mạch máu nhỏ dưới da. Khi đó, da của bạn có thể bị chảy máu và hình thành những vết bầm tím.
  • Phản ứng của cơ thể: Cơ thể cũng sẽ phản ứng lại với việc tiêm bằng cách tăng cường lưu thông máu đến vùng da được tiêm, dẫn đến tình trạng sưng tấy nhẹ.
  • Kỹ thuật tiêm: Kỹ thuật tiêm không đúng cách, lực tay quá mạnh cũng là nguyên nhân gây ra tổn thương mạch máu và làm tăng nguy cơ bầm tím.

Các biểu hiện thường gặp:

  • Sưng: Vùng da vừa tiêm có thể bị sưng nhẹ, cảm giác căng cứng.
  • Bầm tím: Xuất hiện những vết bầm tím màu đỏ tím hoặc xanh tím ở vị trí tiêm.
  • Đau nhức: Một số người sau khi tiêm meso còn cảm thấy đau nhức nhẹ tại vùng da tiêm.

>>> Giải đáp: Tiêm Meso giá bao nhiêu và những yếu tố ảnh hưởng

Bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng cũng là biến chứng tiềm ẩn sau khi tiêm meso. Mặc dù tình trạng này không quá phổ biến nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đảm bảo an toàn cho da.

Bị nhiễm trùng sau khi tiêm meso
Bị nhiễm trùng sau khi tiêm meso

Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau khi tiêm meso:

  • Nếu các dụng cụ tiêm không được tiệt trùng kỹ lưỡng hoặc không đảm bảo vô trùng sẽ khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết tiêm gây nhiễm trùng.
  • Việc thao tác tiêm không đúng cách, gây nên những vết thương hở hoặc làm tổn thương da, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Nếu da có những vết trầy xước, mụn viêm hoặc các bệnh lý da liễu khác thì khả năng nhiễm trùng sau khi tiêm rất cao.
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu, mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, HIV, … dễ bị nhiễm trùng hơn.

Dấu hiệu nhận biết da bị nhiễm trùng:

  • Đỏ, sưng, nóng: Vùng da tiêm trở nên đỏ, sưng, nóng và đau nhức hơn.
  • Mủ: Xuất hiện mủ ở vết tiêm.
  • Sốt: Cơ thể có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Đau nhức lan rộng: Cảm giác đau nhức lan rộng ra xung quanh vùng tiêm.

Như vậy, tiêm meso là phương pháp an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn một số rủi ro. Vì vậy, bạn cần phải thăm khám kỹ càng, lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín để đảm bảo an toàn.

Những ai không nên tiêm meso?

Để hạn chế những biến chứng và rủi ro sau khi tiêm meso, dưới đây là những đối tượng không nên thực hiện phương pháp làm đẹp này:

  • Da bị nhiễm trùng: Khi tiêm meso có nguy cơ lây lan và biến chứng cao hơn.
  • Bệnh lý máu: Máu khó đông, rối loạn đông máu dễ gây chảy máu kéo dài trong quá trình thực hiện.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Có thể ảnh hưởng đến thai nhi và sữa mẹ.
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên thực hiện tiêm meso
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên thực hiện tiêm meso
  • Đang sử dụng các loại thuốc làm loãng máu: Tăng nguy cơ chảy máu khi tiêm.
  • Bệnh tim mạch, huyết áp: Tuần hoàn không ổn định, dễ biến chứng.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Người HIV/AIDS, hóa trị, xạ trị, dễ nhiễm trùng không nên tiêm meso.
  • Bệnh mãn tính không kiểm soát: Tiểu đường, gan, thận, … cần tránh.
  • Tiền sử dị ứng: Dị ứng với thành phần Meso cần thông báo bác sĩ.
  • Da tổn thương: Mụn viêm, herpes hoặc bệnh da liễu tăng nguy cơ nhiễm trùng.

>>> Đọc thêm: Tiêm Meso bao lâu 1 lần? Tần suất thực hiện liệu trình hiệu quả

Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi tiêm meso?

Sau thời gian tiêm meso khoảng 2 đến 5 ngày, bạn cần phải tuân thủ những yêu cầu của bác sĩ về việc chăm sóc da đúng cách. Cụ thể:

  • Hạn chế tiếp xúc ánh nắng trong tuần đầu tiên.
  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm như AHA, BHA, Retinol trong 72 giờ sau tiêm.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng sản phẩm phục hồi da.
  • Hạn chế trang điểm tại những vùng da vừa tiêm meso.
 Chăm sóc da kỹ càng sau khi tiêm meso
Chăm sóc da kỹ càng sau khi tiêm meso
  • Xây dựng chế độ uống khoa học, kiêng đồ cay nóng, chất kích thích và thực phẩm dễ gây dị ứng. Đặc biệt, bạn cần tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá đến khi da hồi phục hoàn toàn.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc tạm ngưng thuốc điều trị.
  • Tránh để da tiếp xúc nhiệt độ cao như xông hơi, tắm nóng trong 1 tuần.
  • Vệ sinh da nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, lau vết tiêm bằng bông hoặc gạc y tế.

Tóm lại, tiêm meso là một phương pháp làm đẹp tiềm năng với nhiều lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định nếu không được thực hiện đúng cách. Điều quan trọng là lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc sau tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả. 

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “tiêm meso có hại không”. Để đảm bảo quá trình tiêm meso an toàn và hiệu quả, hãy lựa chọn kim tiêm meso chất lượng tại PKMED – địa chỉ tin cậy cung cấp vật tư y tế chính hãng.

>>> Tham khảo: Tiêm Meso có đau không? Sự thật từ những người đã thực hiện

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *