Pkmed

Giải đáp thắc mắc: Vì sao không đâm ngập kim khi tiêm?

Vì sao không nên đâm ngập kim khi tiêm?

Vì sao không đâm ngập kim khi tiêm? Bạn có bao giờ tự hỏi điều này mỗi khi đi tiêm chủng? Có điều gì đặc biệt ẩn chứa đằng sau hành động tưởng chừng như đơn giản này? Hãy cùng PKMED tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về các bộ phận kim tiêm

Kim tiêm là một dụng cụ y tế đơn giản nhưng rất quan trọng. Việc hiểu rõ về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận sẽ giúp chúng ta sử dụng kim tiêm một cách an toàn và hiệu quả.

  • Đầu kim: Đây là phần tiếp xúc trực tiếp với cơ thể khi tiêm. Đầu kim thường được mài sắc bén để giảm đau và tăng độ chính xác khi tiêm
  • Thân kim: Phần thân kim nối liền giữa đầu kim và hub. Thân kim thường được làm bằng thép không gỉ, đảm bảo độ bền và tính vô trùng.
  • Nắp (Hub): Đây là phần nối giữa kim tiêm và ống tiêm hoặc các thiết bị y tế khác và thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại
  • Cánh kim (nếu có): Một số loại kim tiêm có cánh để cố định kim tại vị trí tiêm, giúp cho việc thao tác trở nên dễ dàng hơn.
Cấu tạo của kim tiêm
Cấu tạo của kim tiêm

>>> Tìm đọc: Cách kiểm tra và đảm bảo kích thước đầu kim tiêm đạt chuẩn an toàn

Kim tiêm có các kích thước nào?

Kim tiêm có nhiều kích cỡ khác nhau, được phân loại dựa trên đường kính ngoài của kim (gauge) và chiều dài của kim. Việc lựa chọn đúng kích thước kim tiêm là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình tiêm.

Các kích thước kim tiêm phổ biến và ứng dụng:

  • Kim 25G, 27G: Thường dùng để tiêm insulin, tiêm da liễu, tiêm cho trẻ sơ sinh và người lớn tuổi.
  • Kim 22G, 23G: Dùng để tiêm bắp, truyền dịch lượng nhỏ.
  • Kim 18G, 20G: Dùng để truyền máu, truyền dịch lượng lớn, lấy máu xét nghiệm.
Kim tiêm có nhiều kích thước khác nhau
Kim tiêm có nhiều kích thước khác nhau

Các vị trí tiêm chích thuốc 

  • Tiêm bắp: Các vị trí tiêm bắp phổ biến như tiêm bắp tay, bắp chân, bắp đùi, tiêm bắp vùng sau ngoài mông, tiêm bắp cơ lưng mông.
  • Tiêm tĩnh mạch: Thông thường, những mũi tiêm này sẽ được sử dụng để truyền dịch hoặc thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch, thuốc sẽ đi vào máu và được hấp thụ nhanh chóng.
  • Tiêm dưới da: Kiểu tiêm này thường được sử dụng để đưa thuốc vào lớp mô nằm giữa da và cơ, đặc biệt được áp dụng nhiều cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Các vị trí tiêm chích thuốc phổ biến: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da
Các vị trí tiêm chích thuốc phổ biến: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da

>>> Đọc thêm: Cách sử dụng hộp đựng kim tiêm y tế để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm

Vì sao không đâm ngập kim khi tiêm?

Việc không đâm ngập kim khi tiêm là một quy tắc quan trọng trong kỹ thuật tiêm chủng. Mặc dù có vẻ đơn giản, nhưng việc này lại mang ý nghĩa rất lớn đối với sự an toàn của người bệnh. Vậy lý do vì sao không đâm ngập kim khi tiêm?

Thứ nhất, việc đâm ngập kim có thể làm gãy kim. Đặc biệt khi bệnh nhân giãy giụa hoặc kim tiêm gặp phải các mô cứng, kim rất dễ bị gãy. Việc có một mảnh kim gãy lại trong cơ thể là vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, di chuyển đến các cơ quan khác và gây tổn thương.

Thứ hai, đâm ngập kim có thể gây tổn thương mô. Khi kim đâm quá sâu, nó có thể làm tổn thương các mạch máu, dây thần kinh hoặc các cơ quan nội tạng ở gần vị trí tiêm. Điều này gây đau đớn, sưng tấy và thậm chí là để lại sẹo.

Vì sao không nên đâm ngập kim khi tiêm?
Vì sao không nên đâm ngập kim khi tiêm?

Thứ ba, việc đâm ngập kim có thể làm giảm hiệu quả của việc tiêm. Nếu kim đâm quá sâu hoặc quá nông, thuốc có thể không được phân bố đều tại vị trí cần thiết, dẫn đến việc giảm hiệu quả điều trị.

>>> Xem ngay: Hướng dẫn chi tiết cách khử trùng kim tiêm trước và sau khi sử dụng

Các biến chứng có thể xảy ra khi đâm ngập kim

Đâm ngập kim khi tiêm là không nên vì điều này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Gãy kim, cong kim và gây ra các vấn đề nghiêm trọng như: nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan nội tạng nếu mảnh kim bị gãy di chuyển đến các cơ quan quan trọng như tim, phổi, nó có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
  • Tổn thương mô: Đâm kim quá sâu có thể gây làm tổn thương các mạch máu, gây chảy máu dưới da, tổn thương dây thần kinh. Vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây ra tình trạng sưng tấy, đỏ, nóng và đau.
  • Nhiễm trùng: Việc đâm ngập kim tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm trùng vết thương tại chỗ, nhiễm trùng máu khi vi khuẩn xâm nhập. 
  • Tắc mạch: Nếu kim tiêm đâm vào mạch máu và thuốc tiêm bị tắc lại tại vị trí đó, có thể gây ra tắc mạch. Tắc mạch có thể dẫn đến hoại tử mô và các biến chứng nguy hiểm khác.
  • Các biến chứng khác: Sốc phản vệ, đau thần kinh kéo dài,…
Đâm ngập kim tiêm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Đâm ngập kim tiêm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Việc không đâm ngập kim khi tiêm là một biện pháp phòng ngừa rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Nó giúp giảm thiểu các rủi ro như gãy kim, tổn thương mô, giảm hiệu quả điều trị và nhiễm trùng. Vì vậy, khi tiêm, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế và luôn lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để được tiêm chủng an toàn.

Quy trình thực hiện kỹ thuật tiêm an toàn

Tiêm chủng là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả, giúp cơ thể sản sinh kháng thể chống lại các mầm bệnh. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, tiêm chủng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, dị ứng, thậm chí là tử vong. Dưới đây là quy trình thực hiện kỹ thuật tiêm an toàn mà bạn cần biết:

Bước 1: Sát trùng dụng cụ

Bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện đó là sát trùng, sát khuẩn tất cả các dụng cụ sẽ sử dụng trong quá trình tiêm bao gồm: kim tiêm, nắp lọ thuốc, … Kim tiêm cần được bảo quản và không chạm vào các dụng cụ bẩn, nắp bảo vệ của kim tiêm cũng không được mở cho đến khi thực hiện tiêm vào người bệnh. 

Bước 2: Sát khuẩn vùng da cần tiêm

Sử dụng cồn iode 0,1& hoặc betadine 10% để sát khuẩn vùng da cần tiêm theo hình xoắn ốc, từ trong ra ngoài. Đây là bước quan trọng để đảm bảo giữ vệ sinh và hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng vết thương. 

Sát trùng dụng cụ và vùng da cần tiêm bằng dung dịch sát khuẩn
Sát trùng dụng cụ và vùng da cần tiêm bằng dung dịch sát khuẩn

Lưu ý: Không nên đâm kim qua vùng đã sát khuẩn nhưng vẫn còn ướt cồn và cũng không nên dùng bông gòn tẩm ướt quá nhiều cồn để đặt vào vị trí tiêm hoặc ấn lên da khi rút kim tiêm ra.

Bước 3: Tiến hành tiêm 

Ở bước này, kỹ thuật tiêm của nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng. Hãy tuân thủ kỹ thuật tiêm và lưu ý đến kỹ thuật “2 nhanh -1 chậm”, có nghĩa là: Đâm kim nhanh, rút kim nhanh và bơm thuốc chậm. 

Trong suốt quá trình tiêm, nhân viên y tế cần liên tục quan sát biểu hiện của người bệnh để theo dõi và kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh. Băng gạc vô khuẩn cũng cần được thay sau 24h hoặc ngay khi bị ẩm ướt, dơ bẩn.

Quy trình tiêm chủng an toàn 
Quy trình tiêm chủng an toàn

Lưu ý: Người tiêm cần phải đeo găng tay, rửa tay trước và sau khi tiêm truyền. Các thao tác cần cẩn thận, không nên quá vội vàng đặc biệt là khi tiếp xúc với các vật dụng sắc nhọn như kim tiêm và ống thuốc.

Bước 4: Thu gom và xử lý vật dụng

Các vật dụng sau khi tiêm cần được thu gom và xử lý theo đúng quy định đặc biệt là bơm tiêm và các vật sắc nhọn. Không chọc thủng bao bì của thùng chứa và hãy để nó ở những khu vực thuận tiện như buồng tiêm hoặc xe tiêm theo quy định. 

Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ lý do vì sao không đâm ngập kim khi tiêm. Việc đâm ngập kim khi tiêm không chỉ gây ra cảm giác đau nhức mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ hình thành các biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, các nhân viên Y Tế cần hiểu rõ và tuân thủ các quy tắc trong tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị mua kim tiêm y tế đạt chuẩn y khoa hãy liên hệ ngay với PKMED để được hỗ trợ tư vấn sớm nhất.

>>> Xem thêm: Tại sao nên chọn trị sẹo rỗ bằng phương pháp meso? Lý do và hiệu quả

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *